Covid-19 là “bệ phóng” cho những xu hướng F&B bền vững

Covid-19 tuy đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng cũng chính là một phép thử “sức đề kháng” đối với các cửa hàng dịch vụ ăn uống. Những xu hướng F&B nào sẽ đủ bền vững và mạnh mẽ phát triển cho dù Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Chia sẻ:

1. Thực trạng của ngành F&B trong dịch Covid-19

1.1. Tác động của Covid-19 đến ngành F&B trong năm 2020 và đầu năm 2021

Trên thực tế, ngành dịch vụ ăn uống F&B nhiều năm nay luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển. Theo dự báo, ngành này tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong giai đoạn 2020 – 2025. Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh đối với các nhóm sản phẩm trong ngành F&B đã làm thay đổi mọi kế hoạch dự tính. 

Khảo sát người tiêu dùng của VietNam Report chỉ ra: Trên 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các món ăn, đồ uống có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh…; trong khi đó có 63,7% khách hàng đã cắt giảm chi tiêu cho các sản phẩm bia, rượu. 

Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của nhiều nhà hàng, quán cafe 

Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của nhiều nhà hàng, quán cafe 

Covid-19 đã phơi bày nhiều điểm yếu của ngành F&B, điển hình là các vấn đề liên quan đến quản lý dòng tiền, quản trị nhân sự, bán hàng đa kênh. Với những diễn biến phức tạp của Covid-19 cùng với tác động cộng hưởng từ những yếu tố khác, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2020 lần đầu tiên có sự sụt giảm đáng kể, quy mô doanh nghiệp bị thu hẹp và số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh.

1.2. Triển vọng lạc quan của ngành F&B vào cuối năm 2021

Mặc dù bị tác động nghiêm trọng do Covid-19, nhưng có đến gần 58% doanh nghiệp trong ngành đánh giá triển vọng ngành trong những tháng cuối năm 2021 là khá tích cực. Đây cũng là dịp để các thương hiệu tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội. Các doanh nghiệp nhạy bén sẽ chuyển trạng thái từ “đóng băng” sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát triển. Đây là cơ sở thúc đẩy việc nâng cao năng lực của nền kinh tế, làm tiền đề cho một sự phát triển bền vững hơn.

Chuẩn bị cho giai đoạn bình thường mới, các thương hiệu trong ngành F&B đã chọn ra 5 chiến lược ưu tiên chính là tăng trưởng doanh thu, ưu tiên phát triển thị trường hiện tại, đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm, đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên vật liệu và mở rộng các kênh bán hàng online. 

2. Những xu hướng ngành F&B sẽ phát triển bền vững 

Trước Covid-19, ngành F&B đã có một số xu hướng lớn hình thành từ thói quen và thị hiếu người tiêu dùng, điển hình như nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm hữu cơ, thành phần dinh dưỡng lành mạnh, thực phẩm đóng gói tiện dụng, tăng cường trải nghiệm khách hàng,… Những xu hướng này không bị ảnh hưởng bởi Covid-19 mà ngược lại tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Các nhà hàng, quán cafe nên chú ý những xu hướng F&B bền vững dưới đây để có kế hoạch kinh doanh và nghiên cứu sản phẩm phù hợp. 

2.1. Tính cá nhân hóa trong thực đơn ăn uống  

Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ dịch Covid-19, mọi người càng ý thức hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe và trang bị cho bản thân một thể trạng tốt. Trong đó việc ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe. Vì vậy, việc lựa chọn các sản phẩm và thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với cá nhân hóa là một trong những xu hướng F&B bền vững nhất.

Theo khảo sát Innova 2020, 64% khách hàng đã tìm ra nhiều phương pháp hơn để điều chỉnh thực đơn món ăn, đồ uống theo lối sống, sở thích và nhu cầu cá nhân. Hiện tại, số đông mọi người sẽ quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng trong thức ăn theo từng độ tuổi khác nhau. Khách hàng thuộc độ tuổi trẻ như gen Z và gen Y sẽ ưu tiên quan tâm đến khẩu vị hơn, họ sẽ thích những món ăn, đồ uống ngon hơn. Còn nhóm người già và đứng tuổi sẽ ưu tiên về lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học. Tuy nhiên, gen Y đang có xu hướng dịch chuyển và quan tâm đến các thực phẩm lành mạnh hơn với mục tiêu giữ gìn vóc dáng.

Những combo đồ ăn theo tuần được thiết kế thực đơn tốt cho sức khỏe sẽ được ưa chuộngNhững combo đồ ăn theo tuần được thiết kế thực đơn tốt cho sức khỏe sẽ được ưa chuộng

Khách hàng sẵn sàng chi trả một chi phí lớn để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp với bản thân họ. Trước nhu cầu này, các nhà hàng, quán cafe có thể tạo ra những combo ăn uống cho khách hàng, ví dụ như “Combo cơm trưa chiều 30 ngày giảm mỡ”, “Combo cơm trưa 4 tuần ăn chay”, “Combo đồ uống 7 ngày thanh lọc và giải nhiệt cơ thể”,… Việc tạo ra những gói sản phẩm như vậy vừa kích thích nhu cầu của khách hàng, vừa gia tăng doanh thu cho thương hiệu. 

2.2. Món ăn thuần chay và thực phẩm hữu cơ  

Một xu hướng F&B nổi bật đáng chú ý là khách hàng có nhu cầu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật ngày càng phát triển mạnh mẽ. Xu hướng này được hưởng ứng hơn trước cũng vì người tiêu dùng đang nâng cao ý thức về sức khỏe bản thân. Việc thưởng thức những món ăn được làm từ thực vật sẽ giúp bạn có một thực đơn ăn uống khoa học và thân thiện hơn cho cơ thể. Những món ăn thuần chay được ưa chuộng vì những lý do: tốt cho sức khỏe, làm đa dạng thực đơn ăn uống, hương vị ngon và tính bền vững. Ngoài ra, người tiêu dùng còn quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm của những món ăn. 

Món chay ngày càng trở thành xu hướng ăn uống bền vững Món chay ngày càng trở thành xu hướng ăn uống bền vững 

Để đáp ứng nhu cầu này từ phía khách hàng, các nhà hàng, quán ăn nên mở rộng menu, bổ sung thêm những món ăn chay tốt cho sức khỏe hoặc cho khách hàng lựa chọn món này được chế biến bằng thịt thật hay thực phẩm chay thay thế. Các quán cafe nên nghiên cứu và đưa ra một số sản phẩm liên quan đến sữa hạt, hạn chế sử dụng sữa bò. 

Về nguồn gốc nguyên liệu, đây cũng là một trong những động cơ thúc đẩy các thương hiệu F&B tăng cường tính minh bạch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các mặt liên quan đến đạo đức trong kinh doanh, thân thiện với con người và môi trường, thương hiệu sạch. Cuối cùng, hãy tích cực truyền thông để khách hàng tin tưởng về sản phẩm của bạn.

2.3. Giao hàng tận nơi và trải nghiệm ẩm thực tại gia 

Xuất phát từ hệ quả của chính sách giãn cách xã hội trong thời gian dài, giao hàng tận nơi sẽ là một trong những xu hướng “dẫn đầu” ngành F&B trong thời gian tới. Theo kết quả báo cáo mới nhất của Q&Me về thói quen và hành vi khách hàng, có đến 75% người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng dịch vụ giao thức ăn tận nơi. Vì vậy, giao hàng tận nơi cũng sẽ là một xu hướng F&B không chỉ trong thời gian đại dịch mà còn sẽ tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai. 

Khách hàng dễ dàng được ăn uống ở bất kỳ đâu mà họ thích chỉ với vài thao tác đơn giản trên website, ứng dụng của thương hiệu hoặc  nền tảng phổ biến nhất hiện nay là các ứng dụng giao đồ ăn như GrabFood, Loship, Now, Baemin,... Tất cả các kênh này ngày càng được tối ưu để trải nghiệm khách hàng phong phú và thuận tiện hơn. Ngoài ra, khách hàng ưu tiên những sản phẩm cho họ cảm giác trải nghiệm hương vị của nhà hàng ngay tại nhà mà không cần phải đến trực tiếp. 

Đặt giao đồ ăn tận nơi qua các app giao hàng đã trở thành thói quen của khách hàngĐặt giao đồ ăn tận nơi qua các app giao hàng đã trở thành thói quen của khách hàng

Trước xu hướng F&B đó, các mô hình nhà hàng, quán cafe nên thay đổi để chuyển dịch và thích nghi với nhu cầu của khách hàng. Thay vì tập trung vào trải nghiệm ăn uống, không gian ẩm thực như trước đây, các cửa hàng buộc phải mở rộng ra mảng giao thức ăn tận nhà và cung cấp các trải nghiệm ăn uống “tại gia”. Trong tình hình dịch bệnh, vấn đề khách hàng quan tâm là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm và đóng gói và sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, các thương hiệu F&B có thể cung cấp dịch vụ ăn uống riêng tư với tùy chọn “nấu ăn tại chỗ” và sẽ phục vụ cho nhóm từ 8 đến 20 người có nhu cầu trải nghiệm ẩm thực cao cấp ngay tại nhà. 

Chuỗi nhà hàng của Golden Gate – doanh nghiệp F&B vốn “nói không với các dịch vụ đặt hàng online” cho chuỗi cao cấp như GoGi, Hutong, Manwah cũng đã buộc phải thay đổi chiến lược. Bên cạnh đó, các chuỗi nhà hàng, café lớn khác như RedSun, Starbucks, The Coffee House cũng phải đẩy mạnh đầu tư cho nền tảng đặt hàng trực tuyến vốn có của mình. Vì vậy, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc phát triển kênh bán hàng online trong ngành F&B. 

G-Delivery là dịch vụ đem lại trải nghiệm ăn uống của nhà hàng ngay tại giaG-Delivery là dịch vụ đem lại trải nghiệm ăn uống của nhà hàng ngay tại gia

Kinh doanh ăn uống F&B là ngành có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh và danh tiếng của thương hiệu ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của khách hàng. Vì vậy, các nhà hàng, quán cafe cần phải nắm bắt tất cả những xu hướng trên để có thể trụ vững và phát triển lâu dài.

Nguồn: fabi.vn